Thông tin Y - Dược 
Thư viện 
Liên kết website
Thống kê truy cập


- Về việc sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/6/2025
- KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN, KHẢO SÁT HÀI LÒNG 2024
- QUY TRÌNH TIẾP NHẬN HỌC VIÊN VÀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH THỰC HÀNH
- DANH SÁCH HỌC VIÊN THỰC HÀNH ĐỂ CẤP GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH THỰC HÀNH TẠI BỆNH VIỆN
- THƯ MỜI CHÀO GIÁ VĂN PHÒNG PHẨM VÀ DỤNG CỤ VỆ SINH NĂM 2025 ;
Bệnh viện Y học cổ truyền Long An trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Long An về hiệu quả của phương pháp Cấy chỉ
17/02/2022
933
Cấy chỉ trong Đông y là một phương pháp châm cứu hiện đại đã áp dụng điều trị thành công nhiều bệnh mạn tính, hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y và được coi là bước tiến mới của kỹ thuật châm cứu. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với BS. Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc, xoay quanh việc ứng dụng phương pháp này tại Bệnh viên Y học cổ truyền Long An
Phóng viên (PV):Xin bác sĩ cho bạn đọc biết phương pháp cấy chỉ trị bệnh trong đông y là như thế nào?
Bs.Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam. Đây là phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh cấy chỉ có hiệu quả điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính, cấy chỉ có hiệu quả rõ rệch
Phương pháp này có tác dụng nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị bệnh và phục hồi chức năng, mở ra một hướng đi mới trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường Quốc tế.
Phương pháp này dùng chỉ tự tiêu, là loại chỉ Catgut dùng trong phẫu thuật có thành phần chủ yếu là collagen. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt vị để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu nhưng hiệu quả lâu dài hơn. Một lần cấy chỉ trung bình 15 huyệt (tùy theo bệnh), 01 liệu trình khoảng 06 lần Cấy chỉ, mỗi lần cách nhau 7 đến 14 ngày (thời gian cho chỉ Chromic Catgut). Do vậy, cấy chỉ có thể được coi là một bước tiến, một sự chuyển mình mạnh mẽ trong châm cứu, tạo ra một cuộc các mạng thay đổi quan niệm và cách thức tác động vào huyệt vị, có cơ sở khoa học như châm cứu.
PV: Phương pháp cấy chỉ có những ưu điểm gì, thưa bác sĩ?
Bs. Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ là một giải pháp hiệu quả, có thể kết hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc đông y – thuốc tây y, vật lý trị liệu (điện xung, siêu âm, sóng ngắn,…) giúp người bệnh nhanh chóng giảm bệnh, khỏi bệnh. Đây là một kỹ thuật xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh giảm đau, an thần, ổn định, cân bằng hệ thần kinh thực vật – hệ nội tiết – thể dịch, tăng cường miễn dịch (tăng sức đề kháng), phục hồi chức năng vận động. Biện pháp cấy chỉ còn kích thích tăng cường dinh dưỡng cho mô cơ.
Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau, áp dụng cho cả nam và nữ, áp dụng ở các độ tuổi trẻ em, người lớn, người cao tuổi.
Đặc biệt cấy chỉ phù hợp với những bệnh nhân không có điều kiện đi châm cứu hàng ngày, bệnh nhân không có thời gian, bệnh nhân ở xa, đi lại khó khăn…vì Cấy chỉ Chromic Catgut thì 7 – 14 ngày bệnh nhân mới đến để thực hiện Cấy chỉ 1 lần.
Sử dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo khá an toàn, hiệu quả điều trị kéo dài, ít biến chứng cho người bệnh.
PV: Những bệnh nào có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, thưa bác sĩ?
Bs.Cấy chỉ điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh. Cấy chỉ được áp dụng cho giảm đau cơ, xương, khớp như đau mỏi cổ, vai, gáy, khuỷu tay, thắt lưng, gối, v.v… hỗ trợ điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đa khớp,…
Chữa các bệnh mất ngủ, đau đầu, liệt mặt, yếu liệt nửa người, đau thần kinh tam thoa, đau thần kinh liên sườn, hội chứng cổ - vai - gáy, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay,…
Bệnh về vận động như liệt do những nguyên nhân khác nhau, bại não, các rối loạn vận động chân, tay,…
Bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
Bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài,…
Trị các bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lãnh cảm,…
Bệnh nam giới như liệt dương, di tinh, yếu sinh lý, chậm con,…
Bệnh suy nhược cơ thể, thừa mỡ bụng, mỡ đùi,…
Riêng với bệnh ung thư, cấy chỉ được xem là hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ,…sau điều trị hóa chất và xạ trị. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng cho các bệnh thuộc ngoại khoa, các bệnh cấp cứu.
PV: Việc cấy chỉ vào huyệt đạo để chữa bệnh được thực hiện ra sao, thưa bác sĩ?
Bs.Bác sĩ sẽ chuẩn bị một đoạn chỉ tự tiêu dài khoảng 1cm được cấy vào huyệt vị theo phác đồ đã được bác sĩ chẩn đoán dựa trên bệnh lý của người bệnh. Chỉ được nằm lại tại huyệt vị. Trong quá trình tự tiêu nó luôn tạo ra kích thích cơ học lên huyệt, phát huy tác dụng chữa bệnh. Người bệnh tái khám và được chỉ định cấy chỉ lần tiếp theo.
Người bệnh thường phải trải qua trung bình 6 lần cấy chỉ và có thể nhiều hơn tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Mỗi lần cấy chỉ vào huyệt đạo cách nhau 7 đến 14 ngày.
PV: Những bệnh nhân nào có thể được điều trị bằng phương pháp này thưa bác sĩ?
Bs.Phương pháp này có thể áp dụng cho các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, chờ liệu trình điều trị tiếp theo. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên. Về độ tuổi, bệnh nhân từ 12 tháng tuổi trở lên đã có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
PV:Thưa bác sĩ, phương pháp này thì không áp dụng được đối với những bệnh nhân nào?
Bs. Những trường hợp không cấy chỉ bao gồm: người bệnh bị suy kiệt quá mức, da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da, người bệnh đang sốt cao, động kinh, người bệnh tăng huyết áp kịch phát, phụ nữ có thai, những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu, những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
PV: Những bệnh nhân chuẩn bị cấy chỉ thì cần lưu ý những điều gì?
Bs.Trước khi cấy chỉ nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, không uống rượu bia, không dùng các chất kích thích. Không để bụng quá no hoặc quá đói. Tinh thần thư thái, tự tin, yên tâm.
Sau khi cấy chỉ người bệnh nghỉ ngơi tại giường 15 phút trước khi về. Hai ngày đầu sau khi cấy chỉ tuyệt đối không làm việc nặng hoặc làm việc quá nhiều. Không uống rượu, bia, tập thể dục mạnh. Không để chỗ cấy chỉ tiếp xúc với nước ít nhất 4 đến 6 giờ sau khi cấy chỉ. Sau hai ngày thì mọi sinh hoạt đều bình thường.Tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm.
Sau khi về nhà người bệnh có thể đau nhức nhiều vùng cấy chỉ và gây sốt nhẹ trong 2 – 3 ngày đầu, đây là tác dụng phụ của cấy chỉ lần đầu tiên, sau đó sẽ hết. Tuy nhiên nếu triệu chứng trên diễn tiến nặng (hiếm gặp), người bệnh cần đến cơ sở khám bệnh gần nhất để bác sĩ thăm khám và cho thuốc.
Muốn có kết quả tốt, bệnh nhân phải đến cấy chỉ đúng ngày hẹn, đúng số lần theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, sau một đến hai lần cấy chỉ bệnh nhân đã thấy có kết quả. Tuy nhiên, tùy theo từng bệnh mà số lần cấy chỉ nhiều hay ít. Bệnh nhân có thể kết hợp với uống thuốc Đông y, vật lí trị liệu để tăng cao hiệu quả điều trị.
Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh dựa trên nền tảng lý luận của Đông y mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình cấy chỉ, người bệnh cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để hiệu quả điều trị được tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ./.
Bs.Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam. Đây là phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh cấy chỉ có hiệu quả điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính, cấy chỉ có hiệu quả rõ rệch
Phương pháp này có tác dụng nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị bệnh và phục hồi chức năng, mở ra một hướng đi mới trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường Quốc tế.
Phương pháp này dùng chỉ tự tiêu, là loại chỉ Catgut dùng trong phẫu thuật có thành phần chủ yếu là collagen. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt vị để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu nhưng hiệu quả lâu dài hơn. Một lần cấy chỉ trung bình 15 huyệt (tùy theo bệnh), 01 liệu trình khoảng 06 lần Cấy chỉ, mỗi lần cách nhau 7 đến 14 ngày (thời gian cho chỉ Chromic Catgut). Do vậy, cấy chỉ có thể được coi là một bước tiến, một sự chuyển mình mạnh mẽ trong châm cứu, tạo ra một cuộc các mạng thay đổi quan niệm và cách thức tác động vào huyệt vị, có cơ sở khoa học như châm cứu.
PV: Phương pháp cấy chỉ có những ưu điểm gì, thưa bác sĩ?
Bs. Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ là một giải pháp hiệu quả, có thể kết hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc đông y – thuốc tây y, vật lý trị liệu (điện xung, siêu âm, sóng ngắn,…) giúp người bệnh nhanh chóng giảm bệnh, khỏi bệnh. Đây là một kỹ thuật xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh giảm đau, an thần, ổn định, cân bằng hệ thần kinh thực vật – hệ nội tiết – thể dịch, tăng cường miễn dịch (tăng sức đề kháng), phục hồi chức năng vận động. Biện pháp cấy chỉ còn kích thích tăng cường dinh dưỡng cho mô cơ.
Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau, áp dụng cho cả nam và nữ, áp dụng ở các độ tuổi trẻ em, người lớn, người cao tuổi.
Đặc biệt cấy chỉ phù hợp với những bệnh nhân không có điều kiện đi châm cứu hàng ngày, bệnh nhân không có thời gian, bệnh nhân ở xa, đi lại khó khăn…vì Cấy chỉ Chromic Catgut thì 7 – 14 ngày bệnh nhân mới đến để thực hiện Cấy chỉ 1 lần.
Sử dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo khá an toàn, hiệu quả điều trị kéo dài, ít biến chứng cho người bệnh.
PV: Những bệnh nào có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, thưa bác sĩ?
Bs.Cấy chỉ điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh. Cấy chỉ được áp dụng cho giảm đau cơ, xương, khớp như đau mỏi cổ, vai, gáy, khuỷu tay, thắt lưng, gối, v.v… hỗ trợ điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đa khớp,…
Chữa các bệnh mất ngủ, đau đầu, liệt mặt, yếu liệt nửa người, đau thần kinh tam thoa, đau thần kinh liên sườn, hội chứng cổ - vai - gáy, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay,…
Bệnh về vận động như liệt do những nguyên nhân khác nhau, bại não, các rối loạn vận động chân, tay,…
Bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
Bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài,…
Trị các bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lãnh cảm,…
Bệnh nam giới như liệt dương, di tinh, yếu sinh lý, chậm con,…
Bệnh suy nhược cơ thể, thừa mỡ bụng, mỡ đùi,…
Riêng với bệnh ung thư, cấy chỉ được xem là hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ,…sau điều trị hóa chất và xạ trị. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng cho các bệnh thuộc ngoại khoa, các bệnh cấp cứu.
PV: Việc cấy chỉ vào huyệt đạo để chữa bệnh được thực hiện ra sao, thưa bác sĩ?
Bs.Bác sĩ sẽ chuẩn bị một đoạn chỉ tự tiêu dài khoảng 1cm được cấy vào huyệt vị theo phác đồ đã được bác sĩ chẩn đoán dựa trên bệnh lý của người bệnh. Chỉ được nằm lại tại huyệt vị. Trong quá trình tự tiêu nó luôn tạo ra kích thích cơ học lên huyệt, phát huy tác dụng chữa bệnh. Người bệnh tái khám và được chỉ định cấy chỉ lần tiếp theo.
Người bệnh thường phải trải qua trung bình 6 lần cấy chỉ và có thể nhiều hơn tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Mỗi lần cấy chỉ vào huyệt đạo cách nhau 7 đến 14 ngày.
PV: Những bệnh nhân nào có thể được điều trị bằng phương pháp này thưa bác sĩ?
Bs.Phương pháp này có thể áp dụng cho các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, chờ liệu trình điều trị tiếp theo. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên. Về độ tuổi, bệnh nhân từ 12 tháng tuổi trở lên đã có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
PV:Thưa bác sĩ, phương pháp này thì không áp dụng được đối với những bệnh nhân nào?
Bs. Những trường hợp không cấy chỉ bao gồm: người bệnh bị suy kiệt quá mức, da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da, người bệnh đang sốt cao, động kinh, người bệnh tăng huyết áp kịch phát, phụ nữ có thai, những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu, những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
PV: Những bệnh nhân chuẩn bị cấy chỉ thì cần lưu ý những điều gì?
Bs.Trước khi cấy chỉ nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, không uống rượu bia, không dùng các chất kích thích. Không để bụng quá no hoặc quá đói. Tinh thần thư thái, tự tin, yên tâm.
Sau khi cấy chỉ người bệnh nghỉ ngơi tại giường 15 phút trước khi về. Hai ngày đầu sau khi cấy chỉ tuyệt đối không làm việc nặng hoặc làm việc quá nhiều. Không uống rượu, bia, tập thể dục mạnh. Không để chỗ cấy chỉ tiếp xúc với nước ít nhất 4 đến 6 giờ sau khi cấy chỉ. Sau hai ngày thì mọi sinh hoạt đều bình thường.Tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm.
Sau khi về nhà người bệnh có thể đau nhức nhiều vùng cấy chỉ và gây sốt nhẹ trong 2 – 3 ngày đầu, đây là tác dụng phụ của cấy chỉ lần đầu tiên, sau đó sẽ hết. Tuy nhiên nếu triệu chứng trên diễn tiến nặng (hiếm gặp), người bệnh cần đến cơ sở khám bệnh gần nhất để bác sĩ thăm khám và cho thuốc.
Muốn có kết quả tốt, bệnh nhân phải đến cấy chỉ đúng ngày hẹn, đúng số lần theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, sau một đến hai lần cấy chỉ bệnh nhân đã thấy có kết quả. Tuy nhiên, tùy theo từng bệnh mà số lần cấy chỉ nhiều hay ít. Bệnh nhân có thể kết hợp với uống thuốc Đông y, vật lí trị liệu để tăng cao hiệu quả điều trị.
Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh dựa trên nền tảng lý luận của Đông y mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình cấy chỉ, người bệnh cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để hiệu quả điều trị được tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ./.